Hotline: 0888 951 477Giỏ hàng (0) Sản phẩm
Thêm giỏ hàng thành công.
0 SP
Thuốc trừ rệp sáp sinh học hiệu quả cho cây trồng

THUỐC TRỊ RỆP SÁP SINH HỌC HIỆU QUẢ CHO CÂY TRỒNG

Description: Rệp sáp là gì & gây hại cho cây trồng ra sao? Cách xử lý khi cây bị rệp sáp tấn công & thuốc đặc trị rệp sáp sinh học hiên nay !

Rệp sáp là loài côn trùng gây hại vô cùng nguy hiểm cho cây trồng. Ngoài ra, một số loài rệp sáp còn có thể tấn công trực tiếp đến vật nuôi. Chính vì thế, tìm cách diệt rệp sáp hiệu quả và nhanh chóng luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người. 

1. Rệp sáp là gì & gây hại cho cây trồng ra sao?

Rệp sáp (tên khoa học: Planococcus citri) là một loài rệp trong họ Pseudococcidae, chúng ký sinh trên các loại cây ăn trái có múi cũng như các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, ca cao, hồ tiêu….Thân rệp (rệp cái) thường có phủ một lớp phấn trắng nên còn được gọi là rệp sáp trắng.

Rệp sáp có sức sống rất cao và có khả năng kháng thuốc. Chúng thường sống ký sinh trên lá, hoa, quả non và hút nhựa cây để sống làm cây trồng mất chất dinh dưỡng không phát triển được. Nếu rệp di chuyển xuống đến phần rễ chúng sẽ nhanh chóng làm cây trồng chết đi không có cách cứu chữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.

Đối với các hộ gia đình việc rệp sáp tàn phá vườn rau sạch và cây ăn quả luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Vì vậy, diệt trừ rệp sáp cứng đầu tại nhà luôn được mọi người quan tâm.thuốc trừ rệp sáp sinh học SUPER SAP

Đặc điểm sinh học và cách gây hại

Rệp non khi mới nở cơ thể thường có màu hồng, hình bầu dục và có khả năng di chuyển rất nhanh. Sau khi nở rệp tấn công vào các bộ phận non của cây. Cơ thể sau vài ngày sẽ xuất hiện lớp sáp trắng từ đó dường như không di chuyển nữa.

Rệp sáp thường chích hút vào các vị trí như gié bông, gié trái, đọt non, kẽ cành và bên dưới lá tiêu. Chúng chích và hút toàn bộ dinh dưỡng từ các bộ phận này khiến bộ phận này không thể phát triển được và khô héo.

Khi chích hút vào các bộ phận khí sinh như cành, lá, thân rệp sáp còn tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, bao bọc xung quanh tất cả các bộ phận này khiến cây không thể quang hợp, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, khả năng đậu quả, chất lượng hạt. Nếu bị tấn công quá mạnh, rệp sáp sẽ làm cây tiêu bị vàng lá, rụng gié bong, quả non rụng hoặc bị lép.

Rệp sáp hại rễ thường chích hút tại thân ngầm và rễ tạo ra các vết thưởng hở để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Khi bị nấm tấn công, cây sẽ bị vàng, rụng lá và chết rất nhanh.

thuoc dac tri rep sap SUPER SAP

Cây khi bị rệp sáp nhẹ thường khó phát hiện ta., khi bị nặng thì cây thường vàng lá, cằn cỗi, một thời gian sau cây rụng hết lá và chết. Triệu chứng bệnh khá giống với bệnh chết chậm nên khi phát hiện ra bệnh bà con cần chú ý kiểm tra bộ rễ của cây bị vàng lá để xác định xem cây thuộc loại bệnh nào để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Khi rệp sáp bùng phát mạnh, rệp sáp thường có măng xông bao bọc xung quanh tạo thành những cục u lớn. Mỗi cục u này có rất nhiều rệp sáp ẩn nấp. Lớp măng xông này có độ dày cao giúp rệp không bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh bên ngoài, chính vì vậy khi để rệp xuất hiện măng xông thì rất khó tiêu diệt triệt để được rệp.

Rệp sáp hại rễ thường tấn công vào phần cổ rễ trước sau đó là tấn công vào rễ ngang và rễ chính. Nên nếu xác định là cây bị rệp sáp chứ không phải bệnh chết chậm, kiểm tra cổ rễ không thấy rệp sáp thì cần phải đào sâu xuống vùng rễ ngang rồi rễ chính để tìm rệp.

Rệp sáp thường lây lan nhờ kiến và chính nhờ các chất thải sau khi chích hút của rệp sáp cũng là thức ăn cho loài kiến vì có hàm lượng đường cao. Chính chất thải này cũng là điều kiện chính giúp nấm muội đen phát triển.

Kiến vừa ăn dịch tiết ra, vừa mang rệp sáp đi đến nhiều bộ phận khác của cây khiến cho bệnh bùng phát nhanh hơn. Rệp sáp còn có thể lây lan theo nước mưa, nước tưới hoặc các công cụ lao động.

2. Biện pháp phòng trừ

Cần chăm sóc vườn cây thường xuyên, cắt bỏ những cành mọc sát mặt đất để tránh rệp sáp từ đất lây lan. Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên để loại trừ kiến.

Thường xuyên theo dõi vườn cây bị bệnh rệp sáp để có những biện pháp phòng trừ thích hợp nhất. Đối với những cành nhánh tiêu bị rệp sáp nặng cần cắt bỏ và tiêu hủy ra khỏi vườn.

Không trồng tiêu lên những vùng đất đã bị rệp sát gây hại nặng.

Khi phát hiện kiến ở những vùng có tiêu bị rệp sáp cần dùng Micro Super SAP để phòng trừ.

3.Thuốc đặc trị rệp sáp sinh học hiệu quả

cách trị rệp sáp hiệu quả Micro Max M

CÔNG DỤNG VƯỢT TRỘI

Phòng và đặc trị các bệnh rệp sáp, phấn trắng gây hại cây trồng

Cơ chế tạo màng sinh học bao bọc rệp, cắt đường hô hấp

Giúp cây bóng lá quang hợp tốt

Tẩy sạch các lớp phấn trắng trên lá

Ngăn chặn đường hô hấp của rầy,rệp

Tiệu diệt cả ngòi & trứng không còn sinh sản

CÁCH DÙNG

Pha 1 lít MICRO SUPER COPPER với 150-200 lít nước phun mạnh vào những vị trí có rệp sáp bám vào. Dùng béc phun trực tiếp, phun 2 lần cách nhau 2-3 ngày/lần. Phun cả vườn khi phòng bệnh

Để được tư vấn kỹ hơn về các dòng thuốc đặc trị rệp sáp sinh học này bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline 0888.951.477 để được giải đáp trực tiếp từ chuyên viên kỹ thuật.

Tin liên quan
    2025 Copyright © chế phẩm sinh học - Microtech Việt Nam Web Design by Nina.vn
    Đang online: 9   |   Truy cập tháng: 6063   |   Tổng truy cập: 378537
    Zalo
    Zalo

    Probiotics- Microtech Việt Nam

    Microtech Việt Nam

    CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC MICROTECH