DẤU HIỆU NHÂN BIẾT & CÁCH PHÒNG TRỊ KÝ SINH TRÙNG TRÊN TÔM
Ngày nay với mật độ nuôi tăng nhanh, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Đặc biệt là trong quá trình nuôi tôm thâm canh, nếu vệ sinh nước không kỹ, sẽ làm ký sinh trùng trong nước phát tán và sinh sôi rất nhanh gây nguy hại đến tôm. Vậy ký sinh trùng trên tôm là gì? Các dấu hiệu nào giúp nhận biết tôm mắc ký sinh trùng? Hãy cùng Microtech Việt Nam tham khảo bài viết dưới đây nhé!
- Ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng là một sinh vật sống ký sinh trên một sinh vật sống khác (con người, thực vật, động vật) hay còn gọi là ký chủ. Chúng sống phụ thuộc hoàn toàn vào ký chủ để tồn tại phát triển và sinh sôi. Do đó, ký sinh trùng hiếm khi giết chết ký chủ, nhưng nó có thể là nguồn lây lan bệnh tật, và một vài trong số này có thể gây tử vong cho ký chủ.
Có rất nhiều loại ký sinh trùng, từ dạng bé nhất phải quan sát dưới kính hiển vi cho đến dạng lớn nhất có thể quan sát bằng mắt thường. Dưới đây là 4 dạng ký sinh trùng mà tôm thường mắc phải:
- Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
- Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis.
- Trùng hai tế bào Gregarine.
- Vermiform (dạng giun).
– Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) nhiễm ở tế bào biểu mô ở ống gan tụy tôm. Chúng được xem là một dạng ký sinh trùng trên tôm, sử dụng dinh dưỡng và năng lượng dự trữ trong gan, tụy, khiến tôm chậm lớn và phân cỡ.
Biểu hiện: Tôm nhiễm bệnh chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. Khi tôm lớn sẽ dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.
– Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis
Ký sinh trùng Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis trên gan, tụy khiến tôm có biểu hiện như: Gan tụy co lại, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố Melanin ở tế bào biểu bì đi kèm khiến tôm chậm lớn, chậm tăng trưởng, FCR tăng cao.
– Trùng hai tế bào Gregarine
Trùng hai tế bào Gregarine ký sinh trong ruột tôm là một dạng ký sinh trùng trên tôm. Chúng có vật chủ trung gian là động vật thân mềm và động vật chân đốt. Tôm nhiễm Gregarine thường chậm lớn, tổn thương niêm mạc ruột giữa, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh đường ruột ở tôm.
– Vermiform (dạng giun)
Vermiform (dạng giun) xuất hiện trong ống gan, tụy, ruột giữa của tôm khiến tôm giảm ăn, chậm lớn. Khi tôm nhiễm Vermiform với mật độ cao sẽ thải ra môi trường một chuỗi phân có màu trắng được gọi là hội chứng phân trắng ở tôm.
Triệu chứng nhận biết:
Xuất hiện các loại phân màu trắng đục ở nước, có khi phân còn dính ở hậu môn của tôm bị nhiễm ký sinh trùng chết.
Tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn. Đối với trường hợp nặng tôm bỏ ăn.
Tôm bị nhiễm ký sinh trùng có màu đậm hơn bình thường, ruột tôm có màu trắng. Ruột ziczac “xoắn lò xo”.
Ruột tôm bị cong, phình to, có dịch màu vàng hơi hồng.
Quan sát kỹ đường ruột của tôm sẽ thấy đường ruột tôm bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ có thể phân tôm di chuyển lên xuống trong ống đường ruột tôm, nhất là phần cuối ruột.
- Mức độ nguy hiểm mà ký sinh trùng gây ra cho tôm
Tôm nhiễm ký sinh trùng với mật độ cao sẽ gây cản trở hoạt động tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng làm tôm biếng ăn, chậm lớn, tỷ lệ sống giảm. Một số loài ký sinh trùng trên tôm gây tổn thương tế bào niêm mạc ruột khi ký sinh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh thứ cấp.
Ký sinh trùng nhiều trên mang tôm gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của tôm, gây ra hiện tượng thiếu oxy dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt. Ngoài ra ký sinh trùng nhiều trên mang tôm gây cản trở quá trình lột xác của tôm, khiến tôm chậm lớn.
- Tác nhân và điều kiện gây bệnh ký sinh trùng trên tôm
– Tác nhân gây bệnh:
Vi bào tử trùng tồn tại trong môi trường nước, tấn công vào cơ thể tôm theo 3 con đường:
Nhiễm theo chiều dọc từ mẹ sang con: Tôm mẹ bị nhiễm ký sinh trùng nên trứng tôm nở thành ấu trùng, suy ra tôm con cũng bị nhiễm ký sinh trùng.
Nhiễm theo chiều ngang: Những con tôm khỏe mạnh trong ao ăn phải những con tôm đã chết do bị nhiễm ký sinh trùng.
Nhiễm ký sinh trực tiếp: Do trong môi trường nước đã tồn tại ký sinh trùng ở dạng bào tử, sau khi tôm lột xác vỏ vẫn còn yếu, vỏ mềm khiến ký sinh trùng tấn công vào ruột tôm.
– Điều kiện gây bệnh:
Bệnh thường gặp ở tôm 40 – 50 ngày tuổi trở lên, thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ nuôi dày, cải tạo ao không đảm bảo quy trình kỹ thuật.
- Tôm nuôi ao đất ở một số trường hợp 10 ngày đã phát hiện nhiễm ký sinh trùng. Trong ao có nhiều vật chủ trung gian như: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ cua, còng, vỏ tôm lột, giun đốt,…
- Chất lượng môi trường nước kém, sự tích lũy của các chất hữu cơ trong ao cao, thức ăn dư thừa trong ao nhiều.
- Dấu hiệu nhận biết& cách phòng trị tôm mắc ký sinh trùng
Dấu hiệu nhận biết:
- Tôm chậm lớn, đặc biệt từ 30 ngày.
- Gan sưng to, màu xanh hoặc đen, soi kính có ký sinh trùng. Ruột tôm nhỏ, mảnh, cong xoắn, đứt khúc, màu nâu.
- Tôm ăn nhiều nhưng tiêu hóa kém, phân nát, lỏng.
- Soi mẫu gan có ký sinh trùng hoặc EHP dương tính khi kiểm tra bằng phương pháp PCR.
- Tôm nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột ziczac.
- Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng, màu đục hạt gạo.
- Tôm bị nhiễm ký sinh trùng nặng sẽ bơi lờ đờ, tấp mé vào bờ.
- Khi quan sát bằng mắt thường thấy gan tôm vẫn khỏe nhưng tôm bỏ ăn, đường ruột rỗng không có thức ăn.
Ký sinh trùng trên tôm là bệnh lây nhiễm qua các vật chủ trung gian. Tôm nhiễm ký sinh trùng sẽ cho năng suất thấp, kém chất lượng. Bà con nên chủ động ngăn chặn ký sinh trùng ngay từ đầu vụ nuôi bằng cách chọn con giống tốt, diệt khuẩn môi trường nước trong ao để tôm luôn khỏe cho vụ mùa bội thu.
Để phòng trị ký sinh trùng trên tôm thẻ một cách hiệu quả thì điều đầu tiên chúng ta phải xác nhận được đâu là nguyên chính gây bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau.
- Đối với thức ăn:
– Nếu thức ăn không tốt, ngừng cho ăn và thay đổi thức ăn chất lượng hơn bởi các đơn vị uy tín. Trộn thảo dược BIO TANIN vào thức ăn theo liều lượng 10-20ml/ 1kg thức ăn nhằm khống chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng, giúp tôm tiêu hóa tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường.
– Ngoài ra, quý bà con có thể trộn men vi sinh Micro Pro-D cho tôm ăn nhiều lần trong ngày nhằm bổ sung lợi khuẩn cho tôm.
- Đối với yếu tố môi trường:
– Nguyên nhân do tảo độc: tiến hành thay nước nhiều hơn bình thường sau đó sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để diệt tảo độc.
– Sau khi diệt tảo 2- 3 ngày dùng men vi sinh Micro Pro-C để xử lý tảo lam, tảo độc ao nuôi, định kỳ dùng men vi sinh Micro Pro-N nhằm xử lý nền đáy ao ổn định NH3/ NO2 .
Mong rằng qua bài viết này bà con sẽ hiểu rõ phần nào về bệnh ký sinh trùng trên tôm. Trên thực tế, để điều trị hiệu quả còn phải phụ thuộc vào môi trường nước nuôi và tình trạng mắc phải của tôm ở mức độ nào. Mọi thông tin cần tư vấn bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline 0888.951.477 để được giải đáp trực tiếp từ chuyên viên kỹ thuật.
- Amino acid là gì? Tác dụng của amino acid đối với cây trồng (06.10.2020)
- Ưu điểm vượt trội của phân bón sinh học với phân bón hóa học (03.09.2020)
- Phương pháp sinh học xử lý nước thải dêt nhuộm (04.03.2020)
- Công nghệ xử lý nước thải thủy sản bằng vi sinh Microtech (25.02.2020)
- Quy trình ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản (17.01.2020)
- Xử lý bể phốt bằng công nghệ vi sinh tiên tiến nhất (17.01.2020)
- Quy trình xử lý nước thải biogas bằng công nghệ vi sinh (01.02.2020)
- Hướng dẫn ủ phân compost bằng công nghệ vi sinh Mỹ (09.02.2020)
- Các chỉ số ô nhiễm nước thường dùng BOD, COD, TSS, COLIFORMS (09.02.2020)
- Mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay (09.02.2020)
- Cách xử lý dầu mỡ trong nước thải hiệu quả (11.02.2020)
- Kỹ thuật nuôi tôm thẻ mật độ cao hiện nay (12.02.2020)
- Quá trình nitrat hóa và ứng dụng chế phẩm xử lý khí độc ao nuôi (13.02.2020)
- Vì sao phải cải tạo đất và ứng dụng của chế phẩm sinh học trichoderma (15.02.2020)
- Xử lý nitơ nước thải sản xuất giấy bằng công nghệ vi sinh Microtech (19.02.2020)
- Công nghệ xử lý bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải (04.03.2020)
- Ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt (06.03.2020)
- Vi sinh Microtech xử lý tảo lam hiệu quả nhanh chóng (28.05.2020)
- Cách gây màu nước ao nuôi tôm cá hiệu quả (17.07.2020)
- Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải y tế (04.03.2020)
- Thuốc trừ rệp sáp sinh học hiệu quả cho cây trồng (10.09.2020)
- cách diệt ruồi vàng đục trái hiệu quả (10.11.2020)
- CÁCH DIỆT ỐC SÊN HIỆU QUẢ BẰNG THẢO DƯỢC (27.11.2020)
- sự khác biệt giữa men vi sinh dạng bột & lỏng (19.12.2020)
- Biện pháp sinh học đặc trị sâu vẽ bùa hiệu quả cho cây trồng (30.12.2020)
- ứng dụng vi sinh xử lý amoni trong nước thải (19.01.2021)
- ỨNG DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC CHO NỀN NÔNG NGHIỆP SẠCH (09.03.2021)
- PHÂN VI LƯỢNG LÀ GÌ? VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VI LƯỢNG ĐỐI VỚI CÂY TRÔNG (09.04.2021)
- CÁCH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VƯỢT AMMONIA & NITO BẰNG VI SINH (19.05.2021)
- Cách phòng & đặc trị nấm tắc kè trên cây thanh long (22.06.2021)
- HIỆN TƯỢNG CÁ NỔI ĐẦU & GIẢI PHÁP XỬ LÝ (08.03.2022)
- QUẢN LÝ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (08.03.2022)
- CÁC TẬP TÍNH CỦA TÔM TRONG AO NUÔI (13.03.2022)
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (13.03.2022)
- VAI TRÒ CỦA TẢO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CÁCH GÂY MÀU NƯỚC TRONG AO NUÔI TÔM (27.03.2022)
- PHÈN TRONG AO NUÔI & GIẢI PHÁP XỬ LÝ (03.04.2022)
- KHÍ ĐỘC NO2 LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ NO2 TRONG AO TÔM (07.04.2022)
- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MEN VI SINH TẨY NHỚT BẠT AO TÔM (20.04.2022)
- quản lý độ kiềm trong ao nuôi (24.04.2022)
- cách phòng trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả (29.04.2022)
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI (05.05.2022)
- KIẾM SOÁT VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS BẰNG THẢO DƯỢC MICROTECH (06.05.2022)
- PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN FCR TRONG NUÔI TÔM (10.05.2022)
- CÁCH XỬ LÝ CHẤT THẢI AO NUÔI TÔM HIỆU QUẢ HIỆN NAY (12.05.2022)
- NGUYÊN NHÂN TÔM THẺ ĂN YẾU & GIẢI PHÁP XỬ LÝ (18.05.2022)
- VAI TRÒ CỦA VITAMIN & KHOÁNG CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (29.05.2022)
- PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU HIỆU QUẢ HIỆN NAY (30.05.2022)
- VAI TRÒ CỦA BETAGLUCAN & TỎI TRONG NUÔI TRỒNG THÙY SẢN (02.06.2022)
- VAI TRÒ CỦA VI SINH BACILLUS SPP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (07.06.2022)
- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CONG THÂN ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (08.06.2022)
- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GAN TỤY CẤP TRÊN TÔM (15.06.2022)
- NÂM ĐỒNG TIỀN & GIẢI PHÁP XỬ LÝ NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO TÔM (20.06.2022)
- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (26.06.2022)
- TÁC NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM (29.06.2022)
- NHU CẦU KHOÁNG CHẤT CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (28.07.2022)
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM (07.08.2022)
- VAI TRÒ CỦA MEN TIÊU HÓA VỚI ĐƯỜNG RUỘT TÔM (07.09.2022)
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MEN TIÊU HÓA & MEN VI SINH ĐƯỜNG RUỘT (21.09.2022)
- CÁCH TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MEN VI SINH TRONG AO NUÔI (20.10.2022)
- TÁC DỤNG CỦA ACID HỮU CƠ TRONG CHĂN NUÔI (02.11.2022)
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẢI ĐỘC GAN THẬN TRÊN VẬT NUÔI (18.11.2022)
- NGUYÊN NHÂN & GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI (22.11.2022)
- KHOÁNG NANO GIẢI PHÁP MỚI CHO CHĂN NUÔI HỮU CƠ (15.12.2022)
- VAI TRÒ KHOÁNG KALI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (30.12.2022)
- BỆNH ĐỤC CƠ & CONG THÂN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (03.01.2023)
- GIẢI PHÁP GIẢI ĐỘC KHÁNG SINH & TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GAN THẬN TRÊN VẬT NUÔI (11.01.2023)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHIỆT ĐỘ AO NUÔI (10.02.2023)
- XỬ LÝ TẢO XANH & GÂY MÀU NƯỚC AO NUÔI TÔM (09.03.2023)
- BIỆN PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM THẺ (29.05.2023)
- TÔM BỊ VÀNG GAN, SƯNG GAN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (01.07.2023)
- EHP TRÊN TÔM - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA (25.07.2023)
- BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHÁT SÁNG TRÊN TÔM (11.08.2023)
- CÁCH DIỆT KHUẨN AO NUÔI TÔM AN TOÀN HIỆN NAY (31.08.2023)
- GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ EMS / AHPND TRÊN TÔM HIỆU QUẢ HIỆN NAY (22.09.2023)
- ỨNG DỤNG CỦA BETA GLUCAN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (21.02.2024)
- QUÁ TRÌNH SINH HỌC KỴ KHÍ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (21.05.2024)
- GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA & XỬ LÝ BỆNH TÔM THỦY TINH (TDP) TRÊN TÔM (02.07.2024)
- ỨNG DỤNG ACID HỮU CƠ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (17.04.2025)