Hotline: 0888 951 477Giỏ hàng (0) Sản phẩm
Thêm giỏ hàng thành công.
0 SP
BIỆN PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM THẺ

BIỆN PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM THẺ

Description: Tôm lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột, trống ruột trên tôm thẻ chân trắng làm tôm ăn yếu, tăng trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, FCR cao, thương lái ép giá khi mua,… luôn là nỗi canh cánh trong lòng bà con nuôi tôm. Trước diễn biến thất thường của thời tiết, những ngày nắng mưa đột ngột,… tác động rất lớn đến môi trường nước nuôi tôm. Thông số môi trường luôn biến động đã gián tiếp làm tôm tăng trưởng chậm. Tôm có hiện tượng ốp thân, mềm vỏ, tôm giảm ăn, bỏ ăn, rớt đáy số lượng tăng dần. Đây cũng là tình hình chung khi thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa.

  1. BIỂU HIỆN BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Đường ruột tôm thẻ chân trắng

Là bộ phận quan trọng nhất của tôm thẻ chân trắng và chúng có cấu tạo cơ thể rất đơn giản nên rất dễ mẫn cảm với các loại bệnh, đặc biệt các bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng !

Môi trường ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột từ những vết thương do nhóm Gregarines tạo nên, làm xuất hiện các đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột, dẫn đến bệnh phân trắng. Ngoài ra, bệnh đường ruột ở thẻ tôm chân trắng còn do tôm ăn phải các loại tảo độc trong ao, chúng tiết ra chất enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh. Khi mắc bệnh, tôm sẽ dạt vào bờ chết và cũng là giai đoạn sau cùng khó chữa trị, nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi.

Biểu hiện của bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

  • Tôm giảm ăn rõ rệt.
  • Tôm ít ăn chậm lớn.
  • Tôm bị hoại tử, đỏ đường ruột, đường ruột loãng làm cho tôm không hấp thụ được thức ăn.
  • Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.
  • Phân tôm bị đứt khúc, đường phân bị cong.
  • Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
  • Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác thường với màu phân bình thường

Nguyên nhân bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

  • Ao nuôi có nhiều chất hữu cơ.
  • Đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột, do đó tại điểm này không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó thường xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh nắng mặt trời.
  • Độc tố nấm mốc cũng gây ra những dấu hiệu tương tự trên đường ruột tôm.
  • Tôm ăn không đều, tôm thẻ chân trắng bỏ ăn khiến mắc bệnh đường ruột.
  1. GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Thực tế cho thấy, việc phòng bệnh trong quá trình nuôi còn bị động, chưa được bà con đặt lên hàng đầu. Để chủ động trong việc phòng bệnh một cách có hiệu quả cần:

  • Trong công đoạn cải tạo ao hồ cần loại bỏ triệt để chất thải trong vụ nuôi trước. Đặc biệt, chú trọng xây dựng đủ hệ thống ao lắng lọc, ao xử lý nước, ao sẵn sàng…nếu nuôi công nghệ cao. Đảm bảo quy trình xử lý nước từng công đoạn, khai thác đúng vai trò từng ao. 
  • Dùng đúng hoá chất, đủ liều lượng, đủ thời gian xử lý, để việc diệt vi khuẩn, virus, tảo độc, nấm,… nhằm loại bỏ triệt để mầm bệnh trong ao.
  • Chọn trại cung cấp tôm giống lớn, uy tín, tên tuổi trên thị trường, có giấy chứng nhận nhập tôm bố mẹ. Kiểm tra chất lượng tôm giống bằng phương pháp PCR, sốc hoá chất, sốc mặn, đánh giá cảm quan. Tuyệt đối không sử dụng tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. 
  • Nên có trại vèo ương tôm giống trong tháng đầu, không nên thả trực tiếp ra ao nuôi. Mật độ thả 2.000 - 3.000 postlarvae/m3 (post ≥ 10) ở giai đoạn ương, ≤ 500 con/m2 ở giai đoạn 2 (tôm lứa) và ≤ 200 con/m2 ở giai đoạn 3 (tôm thương phẩm).
  • Với môi trường, thường xuyên dùng chế phẩm sinh học xử lý nền đáy, nước nuôi, nên xử lý thường xuyên. Về dinh dưỡng, bổ sung chất hỗ trợ gan, trộn vào thức ăn hàng ngày, tăng sức đề kháng. Trộn thêm Enzyme, vi sinh đường ruột, acid hữu cơ, hỗ trợ tiêu hoá. Xổ ký sinh trùng thường xuyên, bổ sung khoáng hữu cơ, Vitamin C, D, Beta glucan.

Khi tôm bị lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột, bà con xử lý như sau: 

  • Ngưng không cho tôm ăn 1-2 ngày. Khi cho tôm ăn lại chỉ dùng 50% lượng thức ăn so ban đầu, tăng lượng thức ăn từ từ những ngày sau. 
  • Thay 30 – 50% nước nếu tôm khoẻ, diệt khuẩn nước ao nuôi.
  • Kết hợp bón vôi, Zeolite, Yucca nhằm cải thiện thông số môi trường như pH, độ kiềm, khí độc. 
  • Thường xuyên sử dụng vi sinh (Micro Pro-C) để kiểm soát tảo, duy trì màu nước đẹp, kết hợp chạy quạt nước, thay nước và sục khí để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan trong nước cho tôm,  bà con nên xử lý thường xuyên nền đáy (bằng vi sinh Micro Pro-N) nhằm giải phóng lượng khí nitơ tích tụ trên nền đáy ra môi trường nước để hạn chế tảo phát triển.
  • Dùng enzyme thảo dược BIO TANIN để hỗ trợ khắc phục lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột. 
  • Bổ sung DETOXIC giải độc gan, tăng cường đề kháng cho tôm. 
  • Bổ sung men tiêu hoá MICRO PRO-D 5g/kg thức ăn, cải thiện đường ruột. 
  • Định kỳ xổ, phòng ký sinh trùng cho tôm, giúp tôm bắt mồi, tiêu hóa tốt, sinh trưởng nhanh. Dùng acid hữu cơ BIO GUT … xổ cho KST ra ngoài. Nên xổ ký sinh trùng khi tôm khoẻ, môi trường tốt kết hợp dùng hoá chất diệt KST trước khi xả nước thải ra ngoài môi trường. Dùng hỗ trợ gan, tăng cường đề kháng, bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm, sau khi xổ ký sinh trùng. 

Microtech Việt Nam cung cấp đa dạng các chế phẩm sinh học dành cho nuôi trồng thủy sản, giúp bạn có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh cho môi trường nuôi trồng, bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline 0888.951.477 để được giải đáp trực tiếp từ chuyên viên kỹ thuật.

Tin liên quan
    2025 Copyright © chế phẩm sinh học - Microtech Việt Nam Web Design by Nina.vn
    Đang online: 13   |   Truy cập tháng: 6137   |   Tổng truy cập: 378645
    Zalo
    Zalo

    Probiotics- Microtech Việt Nam

    Microtech Việt Nam

    CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC MICROTECH