Hotline: 0888 951 477Giỏ hàng (0) Sản phẩm
Thêm giỏ hàng thành công.
0 SP
QUẢN LÝ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

QUẢN LÝ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Tôm sẽ có lột xác theo chu kỳ, và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trong lượng. Đây cũng là điều được nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Vậy, chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng là gì và làm thế nào để kích thích tôm lột xác, bà con hãy cùng Microtech Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

  1. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng 

Tôm thẻ chân trắng cần đến sự lột xác để tăng kích thước và trọng lượng, điều này được lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời của chúng. Chính vì thế, người nuôi luôn muốn kích thích tôm lột xác đồng loạt, nâng cao năng suất và chất lượng tôm khi thu hoạch. Bên cạnh đó, tôm lột xác đồng đều giúp tăng khả năng kháng lại vi khuẩn, virus gây bệnh…

Tôm có lớp vỏ kitin giàu canxi bao bọc bên ngoài cơ thể tạo thành một khung xương chắc chắn bảo vệ cho các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, tôm sẽ bắt đầu lột xác (tức là lột bỏ lớp vỏ cũ) tạo điều kiện cho cơ thể phát triển, đây là một trong những điểm sinh lý đặc trưng của tôm nuôi. Thông thường, tôm sẽ có lột xác theo chu kỳ, và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trong lượng.

Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng qua từng giai đoạn

Khi tôm bắt đầu bước vào giai đoạn lột xác, lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng sẽ nứt ra, tôm uốn cong cơ thể đưa các phần phụ của đầu ngực tôm ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau. Thông thường, tôm thẻ chân trắng sẽ lột xác vào ban đêm, thời điểm từ 22h-2h sáng hôm sau. Những con tôm khỏe mạnh thì quá trình lột xác chỉ kéo dài khoảng 5-7 phút. Sau khi tôm lột vỏ, sức khỏe của tôm còn yếu và lớp vỏ kitin chưa hoàn thiện khiến tôm rất dễ bị nguy hiểm.

Khi tôm lột xác đồng nghĩa với việc kích thước, trọng lượng của tôm cũng tăng lên, do đó năng suất nuôi tôm sẽ phụ thuộc vào hoạt động lột xác của chúng. Thế nhưng hoạt động này lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố dinh dưỡng cũng như các chỉ số môi trường nước nuôi. Nếu tôm đầy đủ dinh dưỡng sẽ lột vỏ theo đúng chu trình, nếu cho ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng, tỷ lệ lột vỏ của tôm sẽ kém

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm thẻ

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, việc kích thích tôm lột xác đồng đều là điều người nuôi tôm mong muốn. Song, để làm được điều đó, người nuôi cần nắm vững các kiến thức về dinh dưỡng, môi trường, và nhất là vấn đề dịch bệnh. Bên cạnh đó, cần hiểu rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm nuôi. Để tôm lột xác tốt, đồng đều, người nuôi cần phải quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng đến lột xác như dinh dưỡng, môi trường, dịch bệnh.

  1. Yếu tố dinh dưỡng: Là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tôm khó lột xác. Tôm thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ chất để làm đầy vỏ nên vỏ không nứt ra để lột xác. Để tôm lột xác tốt cần cho tôm ăn đủ lượng thức ăn có hàm lượng đạm tổng số 32 – 45%.
  2. Quản lý thức ăn: Cho tôm ăn đủ lượng thức ăn, trong tháng nuôi đầu cho ăn 8 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi, các tháng tiếp theo cho ăn với lượng 5 – 7%. Điều chỉnh thức ăn trong ngày qua theo dõi lượng thức ăn thừa trên sàng ăn. Chuyển đổi thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày.
  3. Bổ sung khoáng chất: Cung cấp đầy đủ chất khoáng cần thiết giúp tôm lột xác tốt hơn, đặc biệt với tôm thẻ chân trắng. Chủ động bổ sung một số chất cần thiết như Canxi, Phospho, men kích thích, Premix… để tôm có thể tái tạo lớp vỏ mới. Tôm nuôi thường lột xác vào ban đêm vì vậy nên bổ sung chất khoáng vào bữa ăn chiều cho tôm.
  4. Môi trường nuôi: Môi trường nuôi không tốt ức chế các hoạt động, ảnh hưởng lớn đến quá trình lột xác của tôm. Vì vậy, cần chủ động điều tiết các thông số môi trường như: pH, độ kiềm, ôxy hòa tan, nhiệt độ… Bằng cách thực hiện cải tạo, xử lý môi trường nuôi, gây màu nước cho tốt, nuôi đúng thời vụ; Thả nuôi với mật độ vừa phải; Định kỳ thay nước để đảm bảo cho tôm phát triển và lột xác nhanh.
  5. Do một số bệnh: Trong quá trình nuôi tôm bị mắc một số bệnh như nấm, đóng rong, tôm còi… cũng khiến cho tôm chậm lột vỏ hoặc không thể lột vỏ. Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu ôxy cho tôm; thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp khác. Nếu tỷ lệ nhiễm cao, cần đồng thời tiến hành các biện pháp điều trị cho từng bệnh cụ thể.
  1. Kích thích tôm thẻ chân trắng lột xác đồng loạt, nhanh cứng vỏ

Trước khi nuôi thả tôm, cần cải tạo môi trường nước cho tốt, nuôi đúng thời vụ để quá trình lột xác của tôm diễn ra thuận lợi.

Kích thích vào các chu kỳ chuẩn bị lột vỏ chúng ta có các biện pháp như tăng cường kích thích nước và quạt, tạo oxy để tăng hàm lượng oxy trong ao nuôi. Mặt khác, thức ăn dư thừa, phân thải và thức ăn phân hủy góp phần khiến đáy ao nuôi bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều loại khí độc như H2S, NO2, NH3 cũng khiến tôm chậm lột xác. Môi trường nuôi không tốt còn khiến tôm dễ mắc các bệnh như nấm, đóng rong, khiến quá trình lột xác diễn ra khó khăn.

Trong và sau khi lột xác, cơ thể tôm thường dễ bị tổn thương cơ học, dễ bị tấn công bởi đồng loại. Do đó cần có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với đàn tôm trong giai đoạn này. Để giảm tỷ lệ tấn công nhau và tỷ lệ hao hụt, chúng ta cần bổ sung vào trong ao các loại giá thể để cho tôm tránh, trú khi lột vỏ, tốt nhất nên bó thành các bó rào.

Tuy nhiên, trong quá trình tôm lột xác người nuôi cũng cần theo dõi để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường thường gặp như lột xác đồng loạt do tổn thương cơ thể, sinh vật bám ngoài vỏ, lượng thức ăn tăng dồn dập trong vài ngày dẫn đến hiện tượng lột xác liên tục khiến cho tôm phát triển không đồng đều. Gặp những trường hợp này, cần thay một phần nước ao, dùng thuốc diệt khuẩn ngoại ký sinh đồng thời tiến hành xử lý nước bằng chế phẩm vi sinh, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho ao nuôi. Đối với một số trường hợp có thể kích thích tôm lột xác bằng Saponin, Rotenone với liều lượng 3 – 5 g/m3 nước; Hoặc sốc độ mặn, sốc nhiệt, thay nước mới cho ao nuôi cũng là biện pháp vừa cải thiện chất lượng nước vừa kích thích tôm lột xác.

Microtech Việt Nam cung cấp đa dạng các chế phẩm sinh học dành cho nuôi trồng thủy sản, giúp bạn có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh cho môi trường nuôi trồng, bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline 0888.951.477 để được giải đáp trực tiếp từ chuyên viên kỹ thuật.

Tin liên quan
    2025 Copyright © chế phẩm sinh học - Microtech Việt Nam Web Design by Nina.vn
    Đang online: 19   |   Truy cập tháng: 6048   |   Tổng truy cập: 378513
    Zalo
    Zalo

    Probiotics- Microtech Việt Nam

    Microtech Việt Nam

    CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC MICROTECH