Hotline: 0888 951 477Giỏ hàng (0) Sản phẩm
Thêm giỏ hàng thành công.
0 SP
QUÁ TRÌNH SINH HỌC KỴ KHÍ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

QUÁ TRÌNH SINH HỌC KỴ KHÍ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

  1. Công nghệ sinh học kỵ khí là gì?

Công nghệ sinh học kỵ khí là phương pháp sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, ở trong điều kiện không có oxi hòa tan với nhiệt độ, pH,…thích hợp để cho các sản phẩm dạng khí (chủ yếu là CO2, CH4).

Chất hữu cơ –> CH+ CO2 + H2O+ NH4 + H2S

Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn là quá trình diễn ra hàng loạt các phản ứng sinh hóa rất phức tạp.

  1. Quá trình sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải

Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy kỵ khí thường có sẵn trong các chất thải hữu cơ, nhưng với số lượng ít, khả năng thích nghi với môi trường bị hạn chế và hiệu quả xử lý thấp. Vì vậy cần bổ sung vi sinh kỵ khí để tăng hiệu suất xử lý. Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp và tạo khí metan.

Q trình sinh học kỵ khí gồm có 2 giai đoạn:

Đầu tiên là giai đoạn thủy phân – tạo axit

Dưới tác động của các enzyme thủy phân do vi sinh vật tiết ra các chất hữu cơ -phức tạp như Gluxit chuyển thành các đường đơn, Propit chuyển thành Pedtid và các Axit amin, Lipit chuyển thành Glyxerin và Axit béo.

Sản phẩm của giai đoạn này rất đa dạng bao gồm các Axit, Rượu, Axit amin, Amoniac, Hidrosunfua…Vì vậy khối lượng của cặn giảm ít và có mùi khó chịu. Độ pH của giai đoạn này < 7 nên được gọi là giai đoạn lên men axit.

Tiếp theo là giai đoạn tạo khí – tạo kiềm hay tạo Metan

Dưới tác dụng chủ yếu của vi khuẩn Metan sản phẩm của quá trình thuỷ phân lại tiếp tục bị phân giải và tạo ra sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp các khí sinh học. Hydrat cacbon bị phân huỷ nhanh nhất thành CO2, CH4. Các chất hữu cơ khác cũng bị phân huỷ gần như hoàn toàn. Độ pH nước thải từ 7- 8 nên được gọi là giai đoạn lên men kiềm.

Vậy bùn kỵ khí có đặc điểm gì?

Bùn vi sinh kỵ khí thường xuất hiện trong các bể tự hoại, bể yếm khí trong dây chuyền xử lý AAO. Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen, bùn vi sinh chia làm 2 loại là bùn ký khí lơ lửng (kỵ khí khi tiếp xúc) và bùn hạt (bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB)

  • Bùn kỵ khí lơ lửng (hay còn gọi là bùn cám): được các máy khuấy, hoặc bơm đảo trộn để tăng sự tiếp xúc giữa bông bùn và vi sinh vật
  • Bùn kỵ khí dòng chảy ngược xuất hiện trong các bể UASB. Bùn hạt có đặt điểm là bùn có dạng hạt, bông bùn to, lắng nhanh, bùn càng lớn thì lớp vi sinh vật phát triển càng mạnh.

MEN VI SINH MICRO F-TREAT – GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỐI ƯU HIỆU SUẤT VÀ CHI PHÍ

Vi sinh MICRO F-TREAT là tập hợp các chủng vi sinh tự nhiên và enzyme được chọn lọc đặc biệt để ứng dụng cho các hệ thống bể xử lý kỵ khí. Hoạt tính mạnh của các enzyme trong sản phẩm sẽ tăng cường và thúc đẩy quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải tạo thành CH4, CO2 và nước.

Công dụng

  • Tăng cường hiệu quả loại bỏ BOD/COD trong bể kỵ khí
  • Giảm hình thành bùn
  • Cải thiện hiệu quả của hệ thống, giảm mùi tại nguồn xả thải
  • Phân hủy rộng các hợp chất hữu cơ phức tạp bao gồm các vi khuẩn thiếu khí tùy nghi
  • Giảm sốc tải hệ thống

Trên đây là bài viết ngắn Microtech Việt Nam chia sẻ về quá trình sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải. Khi quý doanh nghiệp có mong muốn sử dụng chế phẩm sinh học thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Mọi ý kiến thắ20c mắc có thể liên hệ hotline: 0888.951.477

Tin liên quan
    2025 Copyright © chế phẩm sinh học - Microtech Việt Nam Web Design by Nina.vn
    Đang online: 17   |   Truy cập tháng: 6088   |   Tổng truy cập: 378571
    Zalo
    Zalo

    Probiotics- Microtech Việt Nam

    Microtech Việt Nam

    CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC MICROTECH